Cơ chế đông - cầm máu bao gồm 3 thành phần chính là co mạch, tiểu cầu ở lớp nội mạc tạo nút cầm máu và hoạt hóa quá trình đông máu. Trong đó, yếu tố cuối cùng cũng được chia 3 thành con đường đông máu nội sinh, đông máu ngoại sinh và đông máu chung.
Xét nghiệm đông máu toàn bộ là các xét nghiệm tương ứng với từng giai đoạn của quá trình trên, chẳng hạn như cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết. Hiện nay, hầu như những xét nghiệm máu đông đều được tiến hành bằng máy móc tự động dưới sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn. Có hai hình thức kiểm tra chính là cơ bản và nâng cao (chuyên sâu).
Các xét nghiệm tổng quát ở mức cơ bản được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện và sẽ cho ra kết quả về thời gian máu chảy, nghiệm pháp dây thắt, hoặc co cục máu đông. Xét nghiệm cơ bản giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn khi phát hiện sự cầm máu bất thường ở kỳ đầu do bệnh nhân bị thiếu vitamin C, giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu, cũng như các hội chứng rối loạn đông máu.
Các xét nghiệm đông máu chuyên sâu bao gồm:
Xét nghiệm chuyên sâu kiểm tra chức năng dính cũng như đo độ ngưng tập của tiểu cầu.
Các xét nghiệm APTT, PT, TT, fibrinogen, số lượng tiểu cầu dùng để đánh giá đông máu huyết tương.
Xét nghiệm mix test phát hiện sự có mặt của chất ức chế.
Xét nghiệm hoạt tính yếu tố đông máu.
Kiểm định máy xét nghiệm đông máu nhằm đáp ứng các nhu cầu sau:
+ Đảm bảo máy xét nghiệm đông máu hoạt động chính xác, có giá trị đo nằm trong phạm vi sai số cho phép phù hợp các yêu cầu về xét nghiệm.
+ Tuân thủ các quy định Nhà nước về quản lý, sử dụng thiết bị y tế: Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017 Ban hành Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học
Ba trường hợp cần kiểm định:
1. Kiểm định ban đầu là việc kiểm định lần đầu tiên đối với máy xét nghiệm đông máu trước khi đưa vào sử dụng.
2. Kiểm định định kỳ là việc kiểm định theo chu kỳ
3. Kiểm định sau sửa chữa là việc kiểm định đối với máy xét nghiệm đông máu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Máy xét nghiệm đông máu được sửa chữa do không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định;
b) Chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) của máy xét nghiệm đông máu bị mất, bị hỏng hoặc hư hại khác nhưng cấu trúc và các đặc tính kỹ thuật đo lường của máy xét nghiệm đông máu không bị thay đổi so với mẫu đã được phê duyệt;
c) Theo kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Người sử dụng máy xét nghiệm đông máu phát hiện dấu hiệu có khả năng máy xét nghiệm đông máu không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định và đề nghị kiểm định lại.
Quy trình kiểm định máy xét nghiệm đông máu gồm 4 bước chính:
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài:
1.1 Yêu cầu hồ sơ của thiết bị phải đầy đủ:
- Các hướng dẫn về vận hành, bảo quản, sử dụng;
- Các sơ đồ và các chi tiết cần cho việc kiểm định;
- Những hướng dẫn cho các ứng dụng y học đặc biệt.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật:
Thao tác thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thiết bị phải hoạt động ổn định, kết quả đo phải hiển thị rõ ràng.
Bước 3: Kiểm tra đo lường:
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định máy xét nghiệm đông máu
Máy xét nghiệm đông máu sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được niêm phong cơ cấu chỉnh và cấp cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định,...) theo quy định, cụ thể như sau:
- Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo đúng mẫu quy định.
- Dán tem niêm phong tại các vị trí tiếp giáp giữa hai nắp vỏ thiết bị.
- Dán tem kiểm định tại vị trí mặt thiết bị.
Thời hạn kiểm định máy xét nghiệm đông máu 12 tháng/lần
+ Có đầy đủ năng lực pháp lý
+ Kiểm định viên nhiều năm kinh nghiệm, thiết bị hiện đại
+ Giá cạnh tranh, dịch vụ chuyên nghiệp
Quý khách có nhu cầu kiểm định máy xét nghiệm đông máu vui lòng liên hệ Hùng 0931798835
Phan Hùng
Hotline : 093 179 8835
Email: pahung@vnce.vn
Bình Luận