Kiểm định máy đo điện tim
Ngày đăng: 06/04/2018 - Lượt xem: 2,298

Kiểm định Phương tiện đo điện tim (máy đo điện tim) theo Thông tư Số: 23/2013/TT-BKHCN.  Máy đo điện tim là thiết bị đo lường thuộc nhóm 2, do vậy cần phải kiểm định khi đưa vào sử dụng.

Máy đo điện tim là gì ?

Máy điện tim thiết bị hiển thị các điện từ tim phát ra dưới dạng sóng  – hay còn gọi là điện tâm đồ. Thông qua điện tâm đồ này bác sỹ có thể chuẩn đoán một số vấn đề liên quan đến tim của bệnh nhân

Phân loại máy đo điện tim

Phân loại máy đo điện tim theo số kênh: Đây là cách phân loại theo số kênh ghi đồng thời (lần lượt ghi từng đạo trình). Loại đơn giản nhất là máy điện tim 1 kênh dùng để xách tay có kích thước và khối lượng nhỏ. Tuy nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay là các loại máy đo điện tim 3 kênh, máy đo điện tim 6 kênh, máy đo điện tim 12 kênh được sử dụng trong các phòng khám, bệnh viện. Chúng không chỉ có khả năng ghi điện tim đồng thời nhiều đạo trình mà còn ghi các quá trình khác liên quan đến hệ tim mạch như âm tim, nhịp đập của mạch, áp suất mạch máu….

Phân loại máy đo điện tim theo nguồn cung cấp: Các máy điện tim có thể sử dụng nguồn điện 1 chiều (sử dụng các loại pin sạc) hoặc nguồn điện xoay chiều thông dụng. Thông thường các máy điện tim xách tay sử dụng nguồn điện 1 chiều.

Phân loại máy điện tim theo phương pháp ghi âm:

Máy điện tim 12 kênh ECG-12C

Máy điện tim 12 kênh ECG-12C

+ Máy ghi điện tim đầu ghi quang: Được thực hiện bằng những tia sáng phản xạ từ gương của điện kế ghi (bộ rung) trên giấy hoặc trên phim ảnh chuyển động.

+ Máy điện tim với đầu ghi mực trên băng giấy: Nhờ ngòi bút đặc biệt loại bỏ được nhược điểm của máy ghi điện tim đầu ghi quang.

+ Máy điện tim đầu ghi nhiệt: Được thực hiện bằng bút ghi đặc biệt với đầu bút có bộ phận nung nóng nhẹ được cấp nhiệt, giấy in giấy đen được phủ một lớp nén trắng (Giấy in nhiệt)

Kiểm định máy đo điện tim

Quy trình kiểm định máy đo điện tim

Quy trình kiểm định được ghi rõ trong ĐLVN 43:2017 bao gồm các bước sau:

 1.Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

1.1 Yêu cầu hồ sơ của máy phải đầy đủ:

- Các hướng dẫn về vận hành, bảo quản, sử dụng;

- Các sơ đồ và các chi tiết cần cho việc kiểm định;

- Những hướng dẫn cho các ứng dụng y học đặc biệt.

1.2 Kiểm tra bằng cách quan sát theo yêu cầu:

- Không có sự hư hỏng do cơ học và ăn mòn;

- Không có dấu hiệu hư hỏng của dấu kiểm định.

2. Kiểm tra kỹ thuật

Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:

Tiến hành thao tác máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều chỉnh các nút tốc độ

ghi, độ nhạy và quan sát chỉ thị. Máy phải làm việc ổn định, chỉ thị phải rõ ràng.

3. Kiểm tra đo lường

Phương tiện đo điện tim được kiểm tra đo lường theo trình tự, nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây:

Để xác định các đặc tính đo lường khi kiểm định định kỳ, mỗi phép đo phải được lặp lại ít nhất 3 lần, các giá trị đo được phải nằm trong giới hạn cho phép. Khi một trong các giá trị đo có sai số nằm ngoài phạm vi cho phép thì phải tiến hành hiệu chỉnh và kiểm định theo yêu cầu của kiểm định ban đầu.

Xử lý kết quả kiểm định phương tiện đo điện tim

Phương tiện đo điện tim sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định,...) theo quy định, cụ thể như sau:

- Cấp giấy chứng nhận kiểm định theo đúng mẫu quy định.

- Dán tem niêm phong tại các vị trí tiếp giáp giữa hai nắp vỏ máy.

- Dán tem kiểm định tại vị trí mặt máy.

Thời hạn kiểm định máy đo điện tim  24 tháng

Kiểm định máy đo điện tim ở đâu

Kiểm định máy đo điện tim

+ Có chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

+ Kiểm định viên nhiều năm kinh nghiệm, thiết bị hiện đại

+ Giá cạnh tranh, dịch vụ chuyên nghiệp

Quý khách có nhu cầu kiểm định máy đo điện tim vui lòng liên hệ Hùng 093 179 8835 

Phan Anh Hùng - Trung tâm kiểm định
Hotline : 093 179 8835