Máy biến áp hay còn gọi là máy biến thế, là thiết bị điện có khả năng đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện nhờ sự xuất hiện của cảm ứng điện từ.
Cấu tạo của máy biến áp gồm có 2 loại cuộn dây, là cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp.
Máy biến áp có thể chuyển đổi hiệu điện thế đúng với giá trị mong muốn. Trong đời sống sinh hoạt của các hộ gia đình, máy biến áp có thể chuyển đổi từ đường dây trung thế có điện áp 10kv sang mức điện áp hạ thế 220v. Trong các nhà máy, xí nghệp hay trạm phát điện, máy biến áp có thể chuyển đổi hiệu điện thế ở mức trung thế sang mức cao thế.
Theo công dụng máy biến áp có thể gồm những loại chính sau đây :
A. Máy biến áp điện lực : Dùng đế truyền tải và phân phối công suất trong hệ thống điện lực.
B. Máy biến áp chuyên dùng : Dùng cho các lò luyện kim, cho các thiết bị chỉnh lưu ; máy biến áp hàn điện..vv..
C. Máy biến áp tự ngẫu : Dùng đế biến đổi điện áp trong phạm vi không lớn, dùng để mở máy động cơ điện xoay chiều.
D. Máy biến áp đo lường : Dùng đế giảm các điện áp và dòng điện lớn khi đưa vào các thiết bị đo lường, bảo vệ.
E. Máy biến áp thí nghiệm : Dùng đế thí nghiệm các điện áp cao.
Máy biến áp có rất nhiều loại, song thực chất các hiện tượng xảy ra trong chúng đều giống nhau.
Nguyên lý làm việc: Dòng điện được tạo ra trong cuộn dây sơ cấp khi nối với hiệu điện thế sơ cấp, và 1 từ trường biến thiên trong lõi sắt. Từ trường biến thiên này tạo ra trong mạch điện thứ cấp 1 hiệu điện thế thứ cấp. Như vậy hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được hiệu điện thế thứ cấp thông qua từ trường. Sự biến đổi này có thể được điều chỉnh qua số vòng quấn trên lõi sắt.
1. Phân loại điện áp: Người ta phân ra làm 4 cấp điện áp:
2. Phân loại trạm biến áp theo điện lực: Theo cách phân loại trên, ta lại có 2 tên trạm biến áp:
3. Công suất máy biến áp:
4. Các đơn vị cần quan tâm trên trạm:
1. Trạm biến áp ngoài trời:
- Trạm ngoài trời thích hợp cho các trạm trung gian công suất lớn. Vì máy biến áp, thiết bị phân phối có kích thước lớn nên có đủ diện tích để lắp đặt các thiết bị này, tiết kiệm được chi phí xây dựng khá lớn.
- Bao gồm các trạm: Trạm hợp bộ, trạm nền (đặt lên nền bê tông), trạm giàn(< 3x100 KVA), trạm treo (< 3x75 KVA), trạm kín (lắp đặt trong nhà), trạm trọn bộ(nhà lắp ghép). Tùy theo giá thành và nhu cầu mà ta lựa chọn các loại biến áp khác nhau.
A. Dạng trạm treo:
B. Dạng trạm giàn:
C. Dạng trạm nền:
D. Dạng trạm hợp bộ (integrated distribution substation - IDS): công suất từ 250 đến 2000 KVA
E/ Dạng trạm biến áp hạ thế kiểu trụ thép đơn thân (trạm ngồi)
Ở trên là những thông tin cơ bản về máy biến áp cũng như phân loại máy biến áp. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về máy biến áp, từ đó chọn đúng loại máy biến áp để việc sử dụng phát huy tối đa hiệu quả.
Mỗi loại trạm biến áp có đặc thù riêng nên có cách kiểm định riêng, quý khách có nhu cầu kiểm định trạm biến áp vui lòng liên hệ Hùng qua số 093 179 8835 hoặc email pahung@vnce.vn.
Bình Luận